Gà bị chướng diều khô chân là một trong những bệnh quen thuộc trong chăn nuôi. Người chăn nuôi nếu nắm rõ được triệu chứng của bệnh và không tìm ra được nguyên nhân thì rất dễ đến hỏng cả đàn gà. Hãy theo dõi những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây của chúng tôi để có cách chăm tốt nhất cho đàn gà của mình nhé!
Nguyên nhân gà bị chướng diều khô chân là gì?
Gà bị chướng diều khô chân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà mọi người trong chăn nuôi cần phải tìm hiểu thật kỹ lý do xuất hiện của bệnh này. Khi xác định rõ thì mới tìm ra được cách điều trị chính xác và hợp lý.
Bệnh lý này xảy ra ở cả nhiều giai đoạn. Mỗi một độ tuổi sẽ có những triệu chứng cùng với biểu hiện khác nhau. Mọi người cần phải nắm thật kỹ thông tin này để có thể đưa ra hướng điều trị kịp thời. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm sang cả những con đang khỏe mạnh khác.
Giai đoạn gà mới nở cho tới dưới 1 tháng tuổi
Độ tuổi này của gà là độ tuổi dễ mắc bệnh chướng diều khô chân nhất. Tuy nhiên ở giai đoạn này thì biểu hiện của bệnh chỉ là chướng diều hoặc khô chân và ngược lại. Chứ không có hai biểu hiện đó cùng một lúc.
Ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi này thì chủ yếu là tình trạng khô chân sẽ phổ biến và diễn ra nhiều hơn so với tình trạng chướng diều. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng bệnh ở giai đoạn này chính là do mật độ nuôi quá cao. Do mật độ cao mà những chú gà con này phải chen chúc nhau.
Chuồng trại lại không được vệ sinh sạch sẽ, phân cùng với chất thải không kịp dọn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc gà bị mắc bệnh.Khi đó nó sẽ có biểu hiện là chân khô lại, cảm giác thiếu nước trầm trọng. Nếu như tình trạng này diễn ra lâu thì sẽ lây sang cả đàn và khi đó sẽ bị chết hàng loạt.
Gà bị mắc bệnh ở giai đoạn trưởng thành
Ở giai đoạn trưởng thành thì gà bị tình trạng bệnh khô chân và chướng diều cũng tương đối nhiều. Một số bệnh dẫn tới tình trạng này là do bệnh thương hàn, bệnh tụ huyết trùng, bệnh bạch lỵ…Mỗi bệnh này sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Tuy nhiên một điều mà người chăn nuôi cần chú ý đó là biểu hiện chung là mất nước, chân khô và khó di chuyển. Chúng chủ yếu đứng yên một chỗ.
Bên cạnh đó thì tình trạng gà bị chướng diều có thể xuất hiện do nguyên nhân gà bị thiếu chất xơ. Cũng có thể do định lượng ăn uống mất kiểm soát dẫn tới tình trạng gà ăn quá nhiều và bị bội thực.
Tổng hợp một số dấu hiệu gà bị chướng diều khô chân
Khi bạn thấy có những dấu hiệu sau thì chắc chắn gà của bạn đã bị nhiễm bệnh:
- Gà có biểu hiện chán ăn, thậm chí là bỏ ăn trong nhiều ngày liền.
- Thường đứng không vững, ủ rũ và đứng cố định ở một vị trí.
- Lông của những chú gà này không còn mượt mà như ngày thường mà trông xơ xác, có dấu hiệu vón cục lại.
- Mắt của những chú gà này thường lờ đờ, nhắm nghiền lại. Trông không được linh hoạt và nhanh nhẹn như lúc khỏe mạnh nữa.
- Sau những triệu chứng đó là toàn bộ đàn sẽ bị chết
Hướng dẫn chi tiết một số cách điều trị bệnh gà bị chướng diều khô chân
Để có thể điều trị bệnh này bà con chăn nuôi cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Cần quan sát biểu hiện của đàn gà một cách thường xuyên. Khi thấy chúng có biểu hiện bất thường cần phải tìm hiểu rõ chính xác nguyên nhân. Chỉ khi đó thì người chăn nuôi mới có thể đưa ra được hướng giải quyết một cách chính xác. Cần phải điều trị bệnh khi bệnh vừa mới chớm từ đó tránh lây lan và thiệt hại cho đàn gà.
- Mật độ nuôi quá đông. Trong trường hợp số lượng nuôi quá đông dẫn tới bị úm g người chủ chăn nuôi cần phải tách nhỏ số lượng gà này ra. Sau đó chuẩn bị chuồng trại thật sạch sẽ và thoáng mát. Sau đó kết hợp với một vài loại thuốc đặc trị dứt điểm. Mật độ cho gà con cần phải tuân thủ theo mật độ đó là 30-50 con /m2 đối với gà 1 tuần tuổi còn từ 12-20 con/m2 đối với gà gần 4 tuần tuổi.
- Nên lựa chọn chất độn chuồng ủ EM để có tác dụng ức chế vi sinh gây hại một cách hiệu quả.
- Khi phát hiện chúng có biểu hiện bị bệnh cần phải cách ly ngay những con gà đó ra khỏi đàn. Điều này sẽ tránh tình trạng lây chéo và gây ra tình trạng nhiễm bệnh hàng loạt.
- Trong trường hợp mà nguyên nhân của bệnh chướng diều là do bội thực thì bà con chăn nuôi cần phải điều chỉnh lại lượng thức ăn cho phù hợp. Sau đó cho gà uống nhiều nước rồi bổ sung thêm chất xơ cùng với vitamin và các chế phẩm sinh học khác để quá trình tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng.
Một số biện pháp phòng bệnh gà bị chướng diều khô chân hiệu quả
Để tránh thiệt hại do bệnh này gây ra thì mọi người cần phải biết cách phòng tránh bệnh. Chủ trang trại hãy thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Thường xuyên để ý quan sát gà và vệ sinh sát trùng chuồng trại sân vườn. Hãy đảm bảo cho không gian sống của chúng được thoải mái và thoáng mát nhất.
- Sử dụng chủ yếu mùn cưa làm chất độn chuồng. Chất này sẽ có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại và làm giảm mầm bệnh lên tới 50-70%.
- Bên cạnh đó cần để ý tới thức ăn của gà cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng sao cho giàu chất xơ. Tránh tình trạng những chú gà bị thừa quá nhiều năng lượng dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém và bội thực.
Kết luận
Gà bị chướng diều khô chân là một bệnh thường gặp trong chăn nuôi MCW77. Mong rằng với những thông tin của bài viết trên sẽ hữu ích đối với mọi người. Hãy là người chăn nuôi thông minh để có những cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó tránh được những tổn thất lớn do bệnh này gây ra nhé!